TÔN CHỈ THÀNH LẬP
  Với mục đích quy tụ đội ngũ nghiên cứu liên ngành trong nội bộ trường, thúc đẩy phát triển nghiên cứu và giao lưu hợp tác học thuật quốc tế trong lĩnh vực học thuật xã hội nhân văn Đông Á, tháng 10 năm 2019, Đại học Văn hoá Trung Quốc chính thức thành lập đơn vị nghiên cứu cấp trường: Viện nghiên cứu Khoa học Xã hội Nhân văn Đông Á (The Institute of East Asian Humanities and Social Sciences (IEAHS). Mục tiêu dài hạn của Viện là đột phá hình thái phân chia chuyên ngành của nghiên cứu nhân văn truyền thống và khuôn khổ lịch sử một nước, hy vọng thông qua mô thức nghiên cứu hợp tác chung, với tư duy liên đại học, liên quốc gia, liên lĩnh vực, kiến tạo tầm nhìn vĩ mô trong giao lưu và nghiên cứu văn hoá đa nguyên, hiện thực hoá các mục tiêu mong đợi: “đối thoại kết hợp nhân văn với Khoa học Xã hội”, “quy tụ đội ngũ nghiên cứu liên ngành”, “bồi dưỡng đội ngũ nghiên cứu thế hệ mới”.
NHIỆM VỤ CỦA VIỆN
  • Thúc đẩy quá trình tập hợp, thành lập đội ngũ nghiên cứu liên ngành về khoa học xã hội nhân văn Đông Á trong nội bộ trường.
  • Xây dựng không gian nghiên cứu liên trường, liên quốc gia, thúc đẩy nghiên cứu chung trong khu vực Đông Á
  • Hiện thực giao lưu đồng đẳng và truyền thừa thế hệ của đội ngũ nghiên cứu thuộc các lĩnh vực nghiên cứu Khoa học Xã hội Nhân văn Đông Á.
  • Đẩy mạnh xuất bản các công trình học thuật nghiên cứu Đông Á, định kỳ xuất bản “Đông Á nghiên cứu tùng thư”, đề cao sức mạnh nghiên cứu.
  • Xây dựng Giáo trình học vị thạc sĩ nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn Đông Á, bồi dưỡng đội ngũ nghiên cứu Đông Á thế hệ mới.
CƠ CẤU TỔ CHỨC
GIAO LƯU HỌC THUẬT
  Khi vừa thành lập, Viện đã tích cực ký kết hợp tác MOU với các tổ chức nghiên cứu học thuật Đông Á quan trọng của các nước, trên cơ sở giao lưu của giáo sư và học sinh, thiết thực tích luỹ nguồn tư liệu dồi dào của nghiên cứu Đông Á. Ngày 4/12/2018 Viện đã ký thoả thuận hợp tác với Sở nghiên cứu Khoa học Xã hội Nhân văn, Đại học Quốc gia Pukyong, Hàn Quốc. Sắp tới, từ ngày 3/10/2019, sẽ ký kết hợp tác với 11 đơn vị dưới đây (bao gồm: 4 đơn vị nghiên cứu của Trung Quốc, 3 đơn vị nghiên cứu của Nhật Bản, 3 đơn vị nghiên cứu của Hàn Quốc và 1 đơn vị nghiên cứu của Việt Nam), thúc đẩy phát triển và tăng cường giao lưu học thuật văn hoá đa nguyên đa lĩnh vực trong tương lai.
  • Trung Quốc:Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, Đại học Cát Lâm
  • Trung Quốc:Viện nghiên cứu Nhật Bản, Đại học Nam Khai
  • Nhật Bản:Sở nghiên cứu tổng hợp học thuật Đông Á, đại học Nishogakusha
  • Nhật Bản:Viện nghiên cứu xã hội học đa văn hoá, Đại học Nagasaki
  • Hàn Quốc : Viện nghiên cứu Trung Quốc KU, Đại học Konkuk
  • Việt Nam:Viện nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
  • Trung Quốc:Viện Nghiên cứu Đông Á, Đại học Sư phạm Đông Bắc
  • Trung Quốc:Viện Ngôn ngữ Văn hoá học Đông phương, Đại học Công thương Triết Giang
  • Nhật Bản:Viện học thuật tổng hợp khoa học xã hội, Đại học Waseda
  • Hàn Quốc : Viện nghiên cứu Nhật Bản Toàn cầu, Đại học Korea
  • Hàn Quốc:Sở nghiên cứu vấn đề hàng hải Quốc tế, Đại học Hàng hải và Hải dương